Câu nói của lớp trưởng khiến cô “câm nín”.

Ngày 6/8/2024, Tạp chí Phụ nữ mới đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Đi họp lớp thống nhất mỗi người đóng 700k, đến lúc thanh toán nhìn hóa đơn, nữ tiến sĩ tức giận rời nhóm chat”. Nội dung cụ thể như sau:

Tiểu Linh là một nghiên cứu sinh tiến sĩ. Sau khi tốt nghiệp đại học, cô không vội vã đi làm như bao người khác mà tập trung nâng cao trình độ học vấn của mình. Một ngày nọ, group chat của lớp đại học đã lâu không có động tĩnh bỗng dồn dập tin nhắn mới. Bấm vào Tiểu Linh mới biết hóa ra các bạn cùng lớp đại học đang thương lượng về việc tổ chức họp lớp vào cuối tháng.

Vì đã lâu không gặp nhau nên ai cũng muốn có một buổi tụ tập vui vẻ. Lớp trưởng mở bình chọn trong nhóm và hầu hết các thành viên trong lớp đều đồng ý tham gia, trong đó có Tiểu Linh.

Thời gian trôi qua rất nhanh, ngày diễn ra buổi họp lớp cuối cùng cũng tới. Ai cũng chúc mừng Tiểu Linh vì đã trở thành nghiên cứu sinh tiến sĩ, triển vọng tương lai chắc chắn “không phải dạng vừa”. Tiểu Linh cũng hào hứng hỏi thăm lại, cô cảm ơn mọi người, không quên chúc các bạn cũng ngày càng phát triển hơn trong sự nghiệp.

Ảnh minh họa

Tổng thể buổi họp lớp diễn ra trong không khí hứng khởi. Bạn bè cũ lâu ngày không gặp mặt nên ai cũng nhiệt tình trò chuyện, ăn uống. Thế nhưng, đến lúc thanh toán, mọi thứ đã thay đổi.

Theo đó, ban đầu chi phí buổi họp lớp đã được bàn bạc trước rằng sẽ chia đều, tức là mỗi người cần đóng 200 tệ (khoảng 700k VNĐ). Tuy nhiên, khi nhìn vào hóa đơn, Tiểu Linh không giấu nổi sự bức xúc. Bởi lẽ hóa đơn bao gồm cả tiền rượu, hơn nữa giá các chai rượu đều không hề rẻ. Trong khi đó, Tiểu Linh và các bạn nữ khác không hề đụng đến bia rượu trong bữa, theo logic thì họ không cần phải gánh thêm số tiền này mới đúng.

Thống nhất từ đầu là mỗi người đóng 200 tệ, nhưng cuối cùng vì gọi thêm vài chai rượu mà cuối cùng, mọi người phải chia nhau đóng lên thành 400 tệ (khoảng 1,4 triệu VNĐ). Tiểu Linh cảm thấy rất không thuyết phục. Cô hỏi lớp trưởng nhưng chỉ nhận được câu trả lời hời hợt: “Có mấy chai rượu thôi mà, sao cậu tính toán ghê thế? Ai cũng sẵn sàng đóng 400 tệ hết, mọi người chẳng ai phàn nàn gì, mỗi mình cậu cứ nói hoài!”.

Nghe vậy, Tiểu Linh không còn gì để nói. Cô vẫn kiên quyết chỉ trả 200 tệ đã thống nhất từ trước, sau đó tức giận rời khỏi nhóm lớp.

Từ câu chuyện của Tiểu Linh, có thể rút ra một vài bài học dưới đây khi đi họp lớp:

1. Xác định chi phí phải đóng

Từ việc thêm vài chai rượu đắt tiền vào buổi họp lớp dẫn đến việc chia sẻ chi phí không nhất quán như Tiểu Linh gặp phải, có thể thấy rằng nên xác định trước số tiền chi cho buổi tụ tập thay vì cộng thêm một số chi phí giữa chừng.

Nếu có chi phí tăng thêm thì người tổ chức phải giải thích rõ cho tất cả mọi người cùng biết. Tiểu Linh và một số bạn học nữ không hề uống rượu nên họ không cần phải chịu phần chi phí đội lên này.

Nhìn từ góc độ khác, phải chịu những khoản chi phí mình không tạo ra là đang gián tiếp làm tổn hại đến lợi ích của chính bản thân.

Ảnh minh họa

2. Đừng đầu tư tâm sức cho những mối quan hệ chỉ lãng phí thời gian

Từ sự việc Tiểu Linh tức giận rời khỏi nhóm lớp, chúng ta có thể học được rằng không nên dành quá nhiều tâm sức để duy trì các mối quan hệ không cần thiết. Các bạn học khác trong lớp thấy việc đi họp lớp, gọi thêm đồ rồi trả thêm tiền dù bản thân không sử dụng hết món đồ đó là việc bình thường, không sao cả. Trong khi đó, Tiểu Linh lại nghĩ về chi phí đóng góp từ góc độ khách quan hơn vì thỏa thuận ban đầu là mỗi người đóng 200 tệ, cô không uống rượu nên không phải chịu thêm 200 tệ cho tiền rượu.

Từ đó có thể thấy, Tiểu Linh nhận ra những mối quan hệ này đã thay đổi, chẳng nhất thiết phải ép mình hòa nhập nên không cần lo lắng nó sẽ ra sao.

3. Nghĩ về chi phí bữa ăn từ góc nhìn của người khác

Sự trung thực phải là nguyên tắc trong mối quan hệ giữa các cá nhân hàng ngày. Họp lớp đã thông báo trước rằng mỗi người sẽ đóng 200 tệ, nhưng sau đó số tiền lại tăng lên vì có thêm món, trong khi có một số người không đụng đến. Điều này có nghĩa là ngay từ đầu, những người đứng ra tổ chức họp lớp đã không nghĩ đến các vấn đề có thể phát sinh dựa trên góc độ của từng cá nhân.

Thái độ của lớp trưởng trong câu chuyện là không đúng, anh ta nói Tiểu Linh đừng quá tính toán. Nói như vậy chứng minh anh ta không hề quan tâm đến lợi ích của Tiểu Linh và những thành viên không uống rượu khác.

Trước đó, Tạp chí Người đưa tin đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Sau khi để lại 7 triệu đồng để chi trả cho buổi họp lớp cấp 3, tôi không bao giờ tham dự buổi họp lớp một lần nào nữa!”. Nội dung cụ thể như sau:

Bài tâm sự của lão Chương, đăng tải trên nền tảng xã hội 163.com (Trung Quốc) thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.

***

Tôi là lão Chương, năm nay 54 tuổi. Tôi đã vô cùng thất vọng khi tham gia buổi họp lớp cấp 3 mà mình mong chờ bao lâu. Tôi rút ra rằng điều buồn nhất đó là khi tôi nhận ra một số người và một số thứ sẽ không bao giờ giống như ngày trước nữa, thời gian sẽ làm thay đổi tất cả.

Thời sinh viên tôi cùng hội bạn cũng thường xuyên gặp nhau. Ảnh minh họa: Pexel.

Tôi có một nhóm bạn thân hồi trung học gồm 4 người. Chúng tôi bắt đầu thân nhau sau năm đầu cấp 3, có lẽ vì tính cách, sở thích… Chúng tôi có rất nhiều kỉ niệm cùng nhau. Sau khi tốt nghiệp, mặc dù đường ai nấy đi nhưng chúng tôi vẫn không cắt đứt liên lạc. Trong những ngày nghỉ lễ, chúng tôi vẫn thường xuyên tụ tập ôn lại kỉ niệm cùng nhau.

Sau này, khi bắt đầu đi làm, chúng tôi mỗi đứa làm một thành phố khác nhau nên không thường xuyên liên lạc. Cộng thêm mỗi người có một gia đình riêng phải lo nên chuyện gặp nhau là rất khó.

Tôi nghĩ mọi chuyện vẫn ổn như cũ, nhưng những thay đổi đã đến

Vào một ngày cuối tuần, tôi bỗng được thêm vào nhóm Wechat của lớp. Những anh em thân thiết của tôi cũng được đưa vào. Chúng tôi thi nhau hồi tưởng lại những chuyện ngày đi học, cùng nhau cập nhật tin tức liên tục về người này người kia. Dần dần, những câu chuyện đi càng xa. Tôi bắt đầu không thích khi họ bắt đầu nói quá nhiều về đời tư của người khác và bàn luận, đánh giá…

Trong đó, có hai người hoạt động tích cực nhất là Ke, Hong. Cả hai đều khá thành đạt và tự tin. Một người hiện đang mở xưởng sản xuất quần áo khá nổi tiếng. Một người làm việc tại Cục Kỹ thuật của Tập đoàn Kỹ thuật Xây dựng Trung Quốc và được mọi người khá nể trọng.

Dịp lễ vừa rồi, nhóm chat của lớp bắt đầu bàn tán chuyện tụ họp ăn uống cùng nhau. Tôi thì không mặn mà cho cuộc vui này lắm nhưng đây là dịp để 4 anh em thân thiết chúng tôi có thể gặp nhau sau nhiều năm như vậy, nên tôi đã quyết định đi.

Cả 4 chúng tôi thì cũng đều có công việc ổn định ở các thành phố lớn. 4 người chúng tôi hẹn gặp một chỗ rồi cùng đến nhà hàng. Lúc đến nơi, các bạn đều đã có mặt ở đó, khoảng gần 20 người, chỉ có một vài bạn nữ.

Chúng tôi chụp ảnh kỉ niệm sau nhiều năm không gặp. Ảnh minh họa: Pexels.

Đã hơn 20 năm không gặp, ai cũng thay đổi nhiều người tôi không thể nhận ra. Sau màn chào hỏi vui vẻ, chúng tôi cùng nhau bắt tay, chụp ảnh kỉ niệm.Tôi tưởng rằng buổi họp lớp sẽ diễn ra hết sức vui vẻ.

Nhưng, tôi đã sai!!!

Nhưng khoảng thời gian vui vẻ không kéo dài được bao lâu thì một số người bạn bắt đầu dở tính soi mói. Đặc biệt là hai người bạn cùng lớp Cường và Hong họ bắt đầu tiếp diễn những gì trong nhóm chat ra đến ngoài đời thực.

Đến bữa ăn, Ke chủ trì một bàn và Hong chủ trì một bàn. Tôi và hội bạn thân ngồi ở bàn sau vì không muốn tham gia cuộc vui. So với hai bàn còn lại, bàn ăn của chúng tôi tuy có vắng vẻ hơn nhưng rất đầm ấm.

Tưởng rằng buổi họp lớp sẽ là cơ hội gặp mặt trò chuyện vui vẻ nhưng tôi đã nhầm. Ảnh minh họa: Pexels.

Tuy nhiên chắc mấy chốc sự bình yên đó chấm dứt khi người bạn Ke mang cốc lên đi từng bàn để nâng ly chúc mừng. Một lúc sau đến bàn của chúng tôi. Anh ta mời tôi uống rượu nhưng tôi đã từ chối, một phần vì không thích, một phần vì tôi phải lái xe.

Thấy tôi từ chối anh ta liền nói: “Thôi nào, bạn học cũ, uống một ly đi? Bạn sợ không đủ rượu cho bạn uống sao? Hay bạn lo lắng rằng phải chia nhiều tiền hơn khi uống rượu? Đừng lo lắng, hôm nay, tôi có đủ tiền để lo rượu cho bạn uống. Tôi thuê cả tài xế cho bạn luôn!”.

Tôi vẫn nhất quyết từ chối. Ngay từ đầu, tôi cùng hội bạn thân thống nhất với nhau là sẽ không uống để tí lái xe về nhà tôi rồi cùng nhau tâm sự do nhiều năm không gặp. Bạn cùng lớp Ke thấy tôi từ chối anh ta tiếp tục: “Uống một ly thôi. Bạn không nể tôi à. Nếu cậu lái xe về có chuyện gì thì nhắn tôi. Hay cậu sợ hỏng xe, đó chỉ là chiếc Peugeot đời cũ thôi mà. Nếu mà bị hỏng, tôi sẽ cho bạn một cái mới!”.

Tôi nhìn hết nổi, đứng dậy: “Ke, cậu đang nói tiếng người à! Đây không phải là chuyện chiếc xe. Tôi không nể cậu đó thì sao nào?”. Sau đó, tôi liếc nhìn trên bàn tổng hóa đơn của bàn tiệc thêm đồ uống có cồn là hơn 1000 NDT (khoảng 3,5 triệu đồng). Tôi móc ví là lấy 2000 NDT (khoảng 7 triệu đồng) đặt xuống bàn.

Trước khi đi tôi nói: “Chúng tôi tuy không nhiều tiền như bàn nhưng cũng đủ để trả tiền cho bữa ăn ngày hôm nay. Chính vì vậy bạn không cần lãng phí tiền”.

Tôi cùng hội bạn đứng dậy ra ngoài dưới ánh mắt của hai bàn tiệc kia. Sau khi ra về, tôi và hội bạn thoát khỏi nhóm Wechat chung của lớp và không bao giờ muốn tham gia bất kì buổi họp lớp nào nữa!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *