Hoa quả là thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe và các chuyên gia vẫn thường khuyên cần bổ sung hàng ngày. Hoa quả chứa nhiều vitamin, dinh dưỡng giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể.
Trong số những loại trái cây thì cam, quýt, xoài, bưởi, chuối… đều chứa rất nhiều vitamin, A, C, E, kali và canxi… ăn thường xuyên thậm chí còn ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm như ung thư. Tuy nhiên, không phải trái cây nào cũng tốt cho sức khỏe. 4 loại trái cây này khi ăn có thể nhiễm độc, thậm chí sản sinh tế bào ung thư rất nguy hiểm, mọi người nên tránh.
Chuối bị thúc chín: Kích thích độc tố, sinh tế bào ung thư
Chuối là trái cây lành mạnh, chứa nhiều vitamin giúp tăng cường quá trình tiêu hóa và duy trì nhu động ruột. Ngoài ra, loại quả này còn chứa một lượng lớn kali, có khả năng điều chỉnh huyết áp ở một mức độ nhất định.
Hơn nữa, chuối còn chứa nhiều carbs, vitamin B, C và hàm lượng chất xơ cao… có tác dụng nâng cao khả năng tự miễn dịch cho cơ thể và giảm hấp thu các độc tố gây hại cơ thể, từ đó giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư. Tuy vậy, chuối hay bị thúc chín sớm bằng hóa chất, ăn loại chuối này thường xuyên khiến cơ thể nhiễm các độc tố gây hại, từ đó sinh ra tế bào ung thư.
Các loại quả bị thâm hỏng: Chứa độc tố aflatoxin gây K gan
Khi ra chợ, không ít người người ham rẻ mà mua hoa quả đã bị héo, thối mốc về ăn. Những loại quả này có thể gây các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như mắc ói, chướng bụng, đi tiêu kéo dài…
Ngoài ra, các loại nấm mốc thậm chí còn chứa độc tố aflatoxin, đây là độc tố có thể gây viêm gan và K gan. Đáng nói là độc tố aflatoxin không chỉ phát triển trên bề mặt mà còn thâm nhập sâu vào trong các loại thực phẩm. Vì vậy, cho dù hoa quả đã được cắt bỏ phần mốc hay được nấu chín ở 100 độ C thì nguy cơ nhiễm độc vẫn có thể xảy ra.
Trái cây để đông lạnh: Sản sinh nitrit gây ung thư
Trong mùa hè nắng nóng nhiều người thích ăn hoa quả đông lạnh để tận hưởng cảm giác mát lạnh, giải nhiệt cơ thể. Thế nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng, nhiều loại hoa quả nhiệt đới hầu hết không phù hợp để bảo quản trong tủ lạnh, bởi chung sẽ sản sinh ra chất nitrit, nguy cơ gây UT cho người ăn.
Táo sáp bị phun phủ: Nguy cơ gây ung thư máu máu
Để bảo quản táo tươi ngon, tăng hạn sử dụng, loại quả này thường được người bán phụ phủ một lớp màng bảo vệ, được gọi là sáp. Bình thường nếu các công ty đã sản xuất sáp làm từ nguyên liệu tự nhiên như sáp ong, nhựa cánh kiến đỏ hay sáp carnauba… thì không sao, nhưng giá thành sẽ rất đắt đỏ.
Do đó nhiều nơi đã sử dụng loại sáp có chứa các chất kim loại nặng như chì formaldehyde, thủy ngân, các hóa chất nhuộm công nghiệp để phủ lên trái cây cho rẻ. Nếu ăn táo sáp phủ những chất này lâu dài, sẽ làm hỏng hệ thống miễn dịch và gây ung thư máu.
Tóm lại ăn hoa quả tốt cho sức khỏe, bổ sung vitamin và dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên khi ăn mọi người nếu không lựa chọn những hoa quả đảm bảo sẽ rất hại, thậm chí sản sinh tế bào ung thư.
Nguồn: https://xevathethao.vn/uncategorized/4-loai-qua-nuoi-lon-the-bao-ung-thu-rut-ngan-tuoi-tho-du-gia-re-cung-cho-nen-mua.html