Ban đầu, ai cũng nghĩ nó chỉ là bị viêm amidan thôi, không đáng ngại nên toàn lấy nước muối ngậm với mua thuốc về uống. Cơ mà sau mãi chả khỏi mà còn nặng hơn nên đi bệnh viện khám thì bác sĩ kêu ung thư rồi đây này, dấu hiệu rõ ràng thế này rồi mà không chịu đến khám. May là giờ cũng chưa tới mức giai đoạn cuối di căn đấy, không thì lại khổ. Thế nên là em để cách phân biệt dưới đây, các mẹ nếu thấy mình có thì đừng chần chờ nữa, đi khám ngay đi.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Phân biệt ung thư vòm họng với viêm amidan dựa vào triệu chứng
– Viêm amidan:
+ Đối với bệnh nhân bị viêm amidan có mủ thì chỗ amidan sẽ xuất hiện mủ, còn không thì amidan sẽ sưng to lên.
+ Vì amidan sưng tấy nên người bệnh có cảm giác bị vướng ở cổ họng, đau nhói khi nuốt hoặc nói chuyện, nếu nặng thì để yên vẫn thấy đau.
+ Cơn đau lan dần lên tai và xuất hiện hạch ở góc hàm, hạch này ấn vào thấy đau và di chuyển, khi bệnh khỏi thì hạch cũng biến mất.
+ Nước bọt tiết nhiều hơn bình thường.
+ Thường xuất hiện khi bị sốt.
+ Hàm bị sưng.
– Dấu hiệu của ung thư vòm họng:
+ Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân thường có cơn đau âm ỉ, xuất hiện từng cơn. Cơn đau cũng lan dần sang hai bên kèm theo triệu chứng ù tai, ngạt mũi và nổi hạch ở góc hàm. Triệu chứng này khá giống với viêm amidan nhưng cơn đau của ung thư vòm họng thì ở mức độ nhẹ hơn, mũi thường có kèm cả mủ lẫn máu.
+ Cuống họng không bị tấy đỏ, sưng lên nhưng vẫn gây vướng víu, không xuất hiện mủ.
+ Bị đau rát họng và khản tiếng
+ Bỗng nhiên bị ho có đờm liên tục
+ Ở chỗ góc hàm bị nổi hạch, ban đầu hạch nhỏ, rắn và có khả năng di động nhưng sau đó thì cứng lên và dính chặt tại vùng cổ. Khi ấn vào sẽ thấy đau, hạch theo thời gian sẽ lan dần sang các vị trí khác.
+ Khi đã bị ung thư vòm họng nặng thì bệnh nhân còn có biểu hiện liệt dây thần kinh sọ.
Nhìn vào mức độ tiến triển
+ Viêm amidan thì thường phát triển nhanh trong khoảng 5 – 7 ngày rồi thôi, nó thường xuất hiện khi cơ thể bị nhiễm lạnh, ho, sốt. Nó chỉ khiến chúng ta khó chịu chứ không gây hậu quả nghiêm trọng.
+ Ung thư vòm họng cũng có tốc độ phát triển nhanh nhưng nó thường kéo dài hơn. Hơn nữa, sau khi chúng ta sử dụng thuốc hoặc các phương pháp giảm đau thì cơn đau vẫn không mất đi mà ngày càng nặng nề hơn. Kèm theo đó là biểu hiện hơi thở có mùi khó chịu.
Đối tượng mắc bệnh
+ Viêm amidan có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu thấy ở trẻ nhỏ do hệ miễn dịch còn yếu, trẻ lại chưa biết bảo vệ cơ thể chính mình.
+ Đối tượng mắc ung thư vòm họng thường trong độ tuổi từ 30 – 50 và chủ yếu là giới tính nam.
Nguồn: https://www.webtretho.com/f/benh-thuong-gap/nhieu-nguoi-bi-ung-thu-vom-hong-nhung-cu-nghi-la-viem-amidan-bs-chi-cach-phan-biet-nho-trieu-chung-di-kem