Trong những năm gần đây, số lượng bệnh nhân mắc tiểu đường đang ngày một tăng mạnh. Nguy hiểm nhất là bệnh nhân dần trẻ hóa và gây nhiều biến chứng với hệ thần kinh. Theo thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới (IDF), năm 2019 toàn thế giới có 463 triệu người (trong độ tuổi 20-79) mắc bệnh tiểu đường, đồng nghĩa cứ 10 người sẽ có 1 người mắc bệnh.
Các chuyên gia cho biết, vấn đề đáng lo ngại nhất là có khoảng nửa số bệnh nhân tiểu đường không hề biết mình mắc bệnh. Nếu không đi khám sớm, bệnh sẽ làm tổn thương nhiều cơ quan và gia tăng các bệnh lý về tim mạch, thậm chí là gây tử vong sớm.
Cần để ý sớm dấu hiệu bệnh tiểu đường để kịp thời điều trị.
Chính vì vậy, việc nhận biết và phát hiện sớm dấu hiệu tiểu đường là cần thiết để ngừa bệnh và nâng cao khả năng chữa trị. Theo BM Makkar – bác sĩ chuyên khoa tiểu đường tại Hiệp hội Nghiên cứu Bệnh tiểu đường (Ấn Độ), giai đoạn đầu của loại bệnh này thường có 3 phản ứng mỗi sáng, đó là lúc mà lượng đường đang tăng mạnh.
3 dấu hiệu tiểu đường thường xuất hiện vào buổi sáng
1. Khô miệng
Nếu bạn thường xuyên bị khô miệng, hoặc cảm thấy rất khát nước ngay sau khi thức dậy… Hãy cẩn thận vì đây có thể là dấu hiệu lượng đường trong máu tăng cao, dễ dẫn đến bệnh tiểu đường nếu không điều trị sớm. Bác sĩ Makkar chia sẻ, lúc này lượng đường trong máu tăng cao làm chậm quá trình sản xuất nước bọt.
Bên cạnh khô miệng, các dấu hiệu cảnh báo tiểu đường thường xuất hiện mỗi sáng là đau miệng, môi khô nứt nẻ, nhiễm trùng, khô lưỡi, khó nuốt, khó nhai, loét khoang miệng… Dù lý do là gì thì việc khô miệng mỗi sáng cũng là dấu hiệu bệnh, hãy đi kiểm tra để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất.
Nếu mỗi sáng thấy khô miệng, khát nước thì hãy cẩn thận lượng đường trong máu đang cao.
2. Mắt mờ
Sau khi thức dậy là lúc mà cơ thể cảm thấy minh mẫn, khỏe mạnh nhất do đã trải qua một đêm dài nghỉ ngơi. Tuy nhiên nếu thấy mắt mờ, nhìn không rõ thì phải cẩn thận bệnh tiểu đường. Bác sĩ Makkar khẳng định, nguyên nhân do lượng đường trong máu cao làm cho thủy tinh thể bị sưng, gây suy giảm khả năng nhìn của bạn.
“Tình trạng mắt mờ, khó nhìn vào buổi sáng thường là dấu hiệu cảnh báo lượng đường trong máu đang tăng cao. Thế nhưng khi lượng đường trong máu ổn định, thị lực sẽ trở lại bình thường ngay lập tức. Bệnh tiểu đường có thể gây bệnh võng mạc, phù hoàng điểm, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp nếu không đi khám sớm” – Makkar chia sẻ.
Mắt mờ là do biến chứng khi lượng đường trong máu tăng cao.
3. Buồn nôn
Một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường là nhiễm toan ceton – tình trạng xảy ra khi cơ thể bệnh nhân sản sinh ra quá nhiều axit trong máu. Dấu hiệu đầu tiên của loại bệnh này là khiến người mắc phải thấy buồn nôn, khát nước, khô miệng… vào mỗi sáng hoặc cả ngày dài.
Trong nhiều trường hợp, tình trạng buồn nôn chỉ là cảm giác thoáng qua và sẽ hết sau vài phút. Tuy nhiên nếu buồn nôn đi kèm với các triệu chứng khác, bạn phải cảnh giác với bệnh tiểu đường và đi kiểm tra lượng đường trong máu ngay. Càng được chẩn đoán sớm thì khả năng ngăn ngừa bệnh càng cao.
Buồn nôn, mệt mỏi kéo dài sau khi thức dậy thì hãy cẩn trọng bệnh tiểu đường.
Cần làm gì để ổn định đường huyết?
– Điều chỉnh chế độ ăn uống: Nếu phát hiện bản thân có đường huyết cao, bạn nên học cách điều tiết chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế ăn tinh bột và đồ ngọt để đưa lượng đường trong máu về bình thường. Có như vậy thì mới dễ dàng kiểm soát bệnh và ngăn chặn những biến chứng khác.
– Uống nhiều nước: Khi đường huyết tăng cao sẽ dễ làm bạn đi tiểu nhiều lần, dẫn đến môi khô miệng rát vì thiếu nước. Vì vậy, uống nhiều nước vào thời điểm này có thể ngăn ngừa tình trạng thiếu nước, giảm khó chịu cho cơ thể và ổn định lượng đường trong máu.
– Tập thể dục thường xuyên: Vận động sẽ giúp bạn đạt được và duy trì cân nặng vừa phải, đồng thời làm tăng độ nhạy insulin. Khi đó các tế bào sẽ sử dụng lượng đường có sẵn trong máu một cách tốt hơn, không còn bị tích tụ lại trong cơ thể.
Xem thêm: Uống nước khi ngủ dậy rất tốt nhưng nhớ tránh 3 loại nước gây phát sinh khối u, hại dạ dày
Tuy nhiên nếu uống nước không phù hợp vào thời điểm này sẽ khiến cơ thể gặp “tác dụng phụ”, thậm chí đối mặt với bệnh ung thư (UT) thực quản, tăng đường huyết và thậm chí mắc chứng đau dạ dày vô cùng khó chịu mọi người ạ.
Vậy để bảo vệ sức khỏe, loại nước nào không nên uống vào buổi sáng khi bụng rỗng?
Sau khi đọc thông tin trên báo, mình đã có câu trả lời cho điều này rồi, giờ chia sẻ cho những ai quan tâm nha.
3 loại nước uống vào buổi sáng dẫn đến UT thực quản, tăng đường huyết, đau dạ dày như sau:
Uống nước nóng trên 65 độ C buổi sáng: Gây UT thực quản
Theo nghiên cứu của “The Lancet Oncology”, nếu tiêu thụ những loại đồ uống kém lành mạnh là nguyên nhân số 1 gây ra UT thực quản. Trong đó các loại đồ uống nóng và rượu bia đã được WHO xếp vào danh sách UT nhóm 2A, nghĩa là nhóm có đầy đủ bằng chứng về việc gây UT cho con người.
Lý do vì thực quản là bộ phận rất mỏng manh, có thể bị bỏng ở nhiệt độ trên 65 độ C. Khi bị bỏng niêm mạc thực quản có thể tự phục hồi, nhưng nếu quá trình này diễn ra quá thường xuyên sẽ dẫn đến việc cơ quan này bị suy yếu, từ đó khiến các tế bào biến đổi và tạo thành tế bào UT. Vì vậy, chỉ nên uống nước ấm 35-40 độ C là tốt nhất.
Uống nước đá lạnh buổi sáng: Gây đau dạ dày, tiêu chảy, cảm lạnh
Nhiều người thích uống nước trong tủ lạnh hay nước đá cho mát, ngay cả buổi sáng thức dậy vẫn có thói quen uống loại nước này.
Thế nhưng buổi sáng khi mới ngủ dậy, cơ thể vẫn chưa hoạt động bình thường, nước lạnh hay nước đá sẽ gây co mạch máu của niêm mạc dạ dày, từ đó ảnh hưởng và kích thích tiêu hóa, tăng tốc nhu động đường ruột, thậm chí gây đau bụng nhẹ, tiêu chảy hoặc đau dạ dày.
Đặc biệt là nếu bạn uống nước đá kèm với đồ uống ngọt, uống khi đói bụng dễ dẫn đến đau dạ dày. Nước đá lạnh đi vào họng còn gây ra tình trạng tắc nghẽn mạch máu, giảm huyết dịch, co thắt đột ngột, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây bệnh. Điều này có thể khiến bạn bị đau họng, giọng nói khàn, dễ sinh ra ho và cảm lạnh, thậm chí viêm thanh quản và viêm phế quản.
Ngoài ra uống nước đá còn khiến chị em khi đến tháng có thể gây ra rối loạn, đau bụng. Ở đàn ông, uống nước đá quá lạnh sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của ‘con giống’, gây các bệnh viêm mũi, thanh quản, phế quản, amidan, cảm lạnh, viêm họng…
Uống nước mật ong nấu chín: Sinh độc tố gây tăng đường huyết
Theo Trung tâm Công nghệ Sinh học Quốc gia Trung Quốc (NCBI), mật ong không được đun nóng vì nó gây ra tác dụng phụ.
Bởi vì nếu nấu chín nó sẽ làm giảm chất lượng và mất đi các enzym, chất dinh dưỡng thiết yếu của nó. Nguy hiểm hơn, mật ong đun nóng thực sự có thể tạo ra hiệu ứng mê sảng trong cơ thể và đồng thời có thể gây ‘mất sự sống’.
Khi mật ong được nấu đến 40 độ C, nó sẽ gây ra sự thay đổi hóa học tiêu cực khiến thực phẩm này có vị đắng. Nhiệt độ cũng sẽ phá hủy các dinh dưỡng có lợi của mật ong, khiến nó trở nên dẻo như keo.
Sau khi đi vào đường tiêu hóa, các phân tử trong mật ong có xu hướng bám chặt vào màng nhầy, gây chướng bụng, khó tiêu, tăng cân và đặc biệt là mất cân bằng đường huyết…
Vì vậy, cách tốt nhất để tiêu thụ nước mật ong đó là pha với nước ấm 30-40 độ C. Ngoài ra, bạn chỉ nên dùng 1-2 thìa (khoảng 5ml) mật ong cho mỗi lần uống.
Trên đây là 3 loại nước uống vào buổi sáng dẫn đến UT thực quản, tăng đường huyết, đau dạ dày đã được báo chí chia sẻ. Như đã nói ở trên, uống 1 cốc nước buổi sáng là thói quen tốt, nhưng mọi người nhớ tìm hiểu kỹ loại nước nào nên uống và loại nào không nha.
Theo WTT
Nguồn: https://toquoc.vn/ngu-day-thay-3-dau-hieu-nay-co-the-luong-duong-trong-mau-dang-cao-20230212154909359.htm