Trên chương trình truyền hình Đài Loan Doctors Are So Spicy, Hong Yongxiang, một bác sĩ chuyên khoa thận đã chia sẻ trường hợp của một bệnh nhân nam ngoài 50 tuổi. Người này có thói quen sử dụng cốc giữ nhiệt để đựng cà phê hàng ngày. Chiếc cốc giữ nhiệt đã được người bệnh sử dụng gần 20 năm nay. Lớp ruột bên trong cốc đã hư hỏng, rỉ sét nhưng người này vẫn dùng, không thay mới.

Đến một ngày, người đàn ông kia bị ngất xỉu trong lúc lái xe đi làm dẫn tới tai nạn giao thông.

Tại bệnh viện, các bác sĩ kiểm tra, thăm khám và phát hiện ngày đàn ông nói trên tuy không bị xuất huyết nội sọ nhưng vỏ não bị teo và thiếu máu nặng. Chức năng thận của người bệnh cũng không tốt nên được chuyển sang khoa thận. Các bác sĩ nhận thấy rằng bệnh nhân đã hấp thụ quá nhiều kinh loại nặng, xác nhận là nhiễm độc chì và sau đó không qua khỏi vì viêm phổi hít.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bác sĩ Hong Yongxiang chia sẻ, bình giữ nhiệt không thể chứa các loại đồ ăn thức uống có tính axit và kiềm như nước chanh, đồ uống có gas, thuốc bắc hoặc trà. Nếu chất liệu của bình không đủ tốt, nó có thể dẫn tới tình trạng hòa tan chì, cadimi, crom vào thực phẩm… Người sử dụng sẽ bị tổn thương gan, thận, thiếu máu não, mất trí nhớ hoặc các bệnh lý khác.

He Yongcheng, phó giáo sư tại Trường Khoa học Đời sống thuộc Đại học Hong Kong Trung Quốc chỉ ra rằng lớp phủ thép không gỉ của cốc giữ nhiệt có thể được làm bằng sắt và các kim loại khác. Các loại nước như trà, nước chanh sẽ ăn mòn lớp thép không gỉ và làm giải phóng các kim loại. Thành phần và chất lượng của mỗi loại cốc giữ nhiệt là khác nhau. Nếu như thành phần có chứa các kim loại nặng như chì, cadimi thì người dùng có thể gặp các vấn đề về sức khỏe.

3 loại đồ uống không nên cho vào bình giữ nhiệt

Hội đồng Người tiêu dùng Hong Kong có đưa ra lưu ý về 3 loại đồ uống không nên chứa trong bình giữ nhiệt gồm:

– Đồ uống có tính axit mạnh như nước bưởi, nước cam, các loại nước trái cây khác hoặc đồ uống có chứa axit lactic để tránh đồ uống bị hỏng. Tránh sử dụng bình giữ nhiệt để đựng các loại đồ uống có độ pH cao như sữa tươi, nước chanh, trà, nước ngọt vì chúng có thể ăn mòn lớp mạ thép không gỉ.

– Không đựng đồ uống có gas trong bình giữ nhiệt để tránh áp suất bên trong quá cao làm trào nước ra bên ngoài thậm chí gây nổ.

– Không giữ các loại trà đặc, cà phê trong thời gian dài để tánh làm mùi vị, màu sắc bám lại bên trong bình.

nguoi-dan-ong-bi-teo-vo-nao-do-nhiem-doc-chi-tu-binh-giu-nhiet-02

Lưu ý, khi vệ sinh bình giữ nhiệt, bạn không nên dùng các chất tẩy rửa có chứa clo, bàn chải sắt, các chất tẩy rửa đậm đặc… vì có thể làm trầy xước, rỉ sét và hư hỏng bình. Nên dùng miếng bọt biển, vải mềm, bàn chải mềm và chất tẩy rửa nhẹ để vệ sinh.

Trường hợp bình giữ nhiệt giảm chất lượng hoặc bị rạn nứt, rò rỉ thì nên bỏ đi ngay.

Nên lựa chọn những sản phẩm bình giữ nhiệt có thương hiệu, đã được các cơ quan chức năng kiểm định chất lượng.

Khi sử dụng bình giữ nhiệt không nên thay đổi đột ngột nhiệt độ quá nhanh vì sẽ khiến bình co giãn, làm giảm tuổi thọ của bình. Khi thay đổi từ đồ nóng sang đồ lạnh hoặc ngược lại, nên để bình trở về nhiệt độ thường trong khoảng 15 phút rồi mới cho đồ mới vào.

Không cho bình giữ nhiệt vào lò vi sóng vì dễ dẫn tới cháy nổ.

Nguồn: https://cafef.vn/nguoi-dan-ong-bi-teo-vo-nao-tu-vong-do-nhiem-doc-chi-tu-binh-giu-nhiet-chuyen-gia-nhac-nho-3-loai-do-uong-khong-nen-dung-trong-binh-nay-20210903141142968.chn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *