新华社照片,杭州,2020年5月11日 儿童医院急诊科护士站的日常 5月11日,浙江大学医学院附属儿童医院急诊科的医护人员在接诊一名用急救车从建德市送来的患儿。 国际护士节来临,记者走进浙江省最大的儿科急诊中心——浙江大学医学院附属儿童医院急诊科,用镜头记录急诊科护士们的工作情景。该科室提供24小时不间断医疗救治服务,每年接诊患儿约40万余人次。在急诊科工作,各种紧急状况层出不穷。“事情急、说话急、走路急”,是护士们总结的日常工作状态。不过,当患儿转危为安、家属情绪得以舒缓时,护士们就会从“急”的状态中走出来,迎来最有成就感的时刻。 新华社记者 黄宗治 摄

Sự cố đáng tiếc với trẻ nhỏ là điều không ai mong muốn, còn là nỗi ám ảnh rất lớn với những gia đình có con nhỏ. Cũng là một người mẹ, mình hiểu rõ sự mất mát này lớn đến chừng nào. Nhưng hy vọng bố mẹ các em bé và gia đình có thể vượt qua nỗi đau.

Con giờ mình xin phép chia sẻ lại sự việc này như một lời cảnh báo đến các bố mẹ, để không còn xảy ra sự cố đau lòng tương tự nha.

Tình trạng trẻ 'đi' đột ngột khi ngủ trở thành nỗi ám ảnh lớn đối với nhiều gia đình.

Tình trạng trẻ ‘đi’ khi ngủ là một hội chứng cần thận trọng. Ảnh minh họa/Nguồn: QQ

Nói về sự việc này, BSCKII Đinh Thị Thu Phương – Khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương của bệnh viện chia sẻ rằng, 2 em bé được đưa vào viện trong tình trạng tím tái, ngừng thở, ngừng tim trước khi đến bệnh viện, rồi sau đó không qua khỏi.

Trường hợp đầu tiên là bé trai 6 tháng tuổi, khỏe mạnh hoàn toàn, được đưa vào viện trong tình trạng hôn mê sâu, suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Gia đình bé cho biết buổi trưa 10/10 sau khi được cho ăn, bé nằm ngủ một mình trong phòng. Khi người nhà phát hiện bé đang nằm úp mặt xuống nệm và tím tái.

Bé được gia đình đưa đến một bệnh viện gần nhà cấp cứu ngừng tuần hoàn, bé có nhịp tim trở lại và được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương.

Vậy nhưng khi vào vào khoa Cấp cứu và Chống độc, bé vẫn đang trong tình trạng hôn mê sâu, suy hô hấp, suy tuần hoàn. Tình trạng của bé ngày càng nặng, nguy cơ không qua khỏi nên bố mẹ bé quyết định xin cho con về.

Trường hợp thứ 2 là một bé gái 3 tháng tuổi, ở Hà Nội, cũng vào viện trong tình trạng ngừng thở, ngừng tim trước nhập viện.

Gia đình bé cho biết, khoảng 23h đêm 19/10 bé được cho ngủ cùng bố mẹ. Nhưng đến 1h30 sáng, mẹ bé tỉnh dậy thì phát hiện con tím tái toàn thân và không thở.

Gia đình vội vã gọi xe cấp cứu đưa bé vào Bệnh viện Nhi Trung ương. Nhưng tại đây các bác sĩ phát hiện bé đã ngừng thở, ngừng tim, hạ nhiệt độ. Dù cố gắng hết sức nhưng các bác sĩ vẫn không thể cứu được bé.

Bác sĩ Phương cũng cho biết, trước đó cũng đã từng có vài trường hợp trẻ gặp sự cố tương tự được đưa vào khoa Cấp cứu & Chống độc bệnh viện này.

Từ sự việc đau lòng ở trên, TS.BS Lê Ngọc Duy, Trưởng khoa Cấp cứu chống độc cảnh báo tới các bố mẹ rằng, Hội chứng đột t.ử ở trẻ nhỏ (SIDS) không tiên lượng được ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ trong khoảng từ 2 tuần -1 năm tuổi.

Hội chứng này hay gặp ở trẻ 2-4 tháng tuổi và hầu hết đều xảy ra khi bé đang ngủ. Vậy nên các bố mẹ đang có con nhỏ ở giai đoạn này càng cần đặc biệt để ý con nhiều hơn nha.

hình ảnh

Trẻ 2 đến 4 tháng tuổi có nguy cơ gặp hội chứng SIDS. Ảnh minh họa/Nguồn: Health

TS.BS Duy cũng cho biết, hội chứng này xảy ra mà không có bất kỳ dấu hiệu nào cảnh báo trước. Mặc dù trước nay có nhiều những nguyên nhân khiến trẻ ‘đi’ đột ngột như ngạt thở, viêm cơ tim, chảy máu não… nhưng vẫn có nhiều bé gặp sự cố mà không có nguyên nhân rõ ràng.

Theo TS.BS Lê Ngọc Duy, sự cố trẻ ‘đi’ đột ngột thường xảy ra ở những bé có có khuyết tật nghiêm trọng ở hệ hô hấp, tim mạch hoặc sự kiểm soát nhịp thở của não bộ chưa phát triển hoàn thiện.

Ngoài ra, những bé có đường thở bị chèn ép khi ngủ trong tư thế nằm sấp, nằm nghiêng – sấp. Kể cả những bé được ngủ trên giường có quá nhiều vật dụng hay giường ngủ mềm, ngủ cùng với bố mẹ cũng nguy cơ cao ‘đi’ đột ngột.

Hơn nữa, nếu nhiệt độ phòng quá nóng hoặc bé được quấn quá nhiều quần áo, chăn to sẽ khiến bé bị tăng thân nhiệt do, nếu bé ngủ sâu có thể dẫn đến mất kiểm soát nhịp thở.

Bác sĩ cũng cho biết, các bé trai thường dễ bị mắc chứng ‘đi’ đột ngột khi ngủ nhiều hơn bé gái. Trẻ sinh non, cân nặng khi sinh thấp, chậm tăng trưởng cũng là đối tượng dễ gặp những nguy cơ này.

Ngoài ra những bé hay có thói quen nằm sấp; không có núm vú giả; Những bé có mẹ nhỏ hơn 20 tuổi; khoảng cách ngắn giữa các lần mang thai; những bé nằm chung giường với cha mẹ hoặc người chăm sóc; bé nằm giường nệm không ngăn nắp an toàn… cũng có nguy cơ cao mắc hội chứng này.

Để con không ‘đi’ đột ngột khi ngủ,  TS.BS Duy nhắc các bố mẹ cần để ý cho bé nằm ngửa khi ngủ; cho bé dưới 1 tuổi ngậm núm vú giả để mở thông đường thở; đặt trẻ nằm trên tấm đệm ít bị trũng xuống.

Ngoài ra, không sử dụng gối, đồ chơi nhồi bông, chăn có nhiều lông hoặc quá lớn ở khu vực cũi/giường của trẻ; không trùm đầu trẻ; nhiệt độ phòng phù hợp, thông thoáng quần áo cho bé…

Khi thấy con có bất cứ dấu hiệu nào bất thường, cần phải cho bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất để sớm phát hiện những sự cố không mong muốn và xử lý kịp thời, tránh sự việc đáng tiếc như sự trường hợp 2 em bé báo chí vừa chia sẻ ở trên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *